THIẾT KẾ, SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG HỆ XÀ GỒ CHUYÊN NGHIỆP
Đối với công trình xây dựng, phần mái vô cùng quan trọng nó là phần bảo vệ ngôi nhà, là nơi che nắng che mưa và mọi ảnh hưởng khác từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa, hệ mái có tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Chính vì thế chúng cần được thiết kế và xây dựng một cách chắc chắn. Và trong đó không thể thiếu xà gồ. Vậy chúng là gì? Đơn vị nào thiết kế, sản xuất và thi công hệ xà gồ chuyên nghiệp tại Phan Thiết, Bình Thuận ? Hãy cùng Xây Dựng Bách Việt tìm hiểu thêm nhé!
1. XÀ GỒ LÀ GÌ?
Đối với ngành xây dựng đây là một thuật ngữ rất quen thuộc, và có bao nhiêu loại xà gồ, mỗi loại được áp dụng trong những trường hợp như thế nào? Chắc hẳn những ai làm xây dựng đều nắm rõ về nó còn những ai đang mơ hồ, hãy cùng tìm hiểu các phần tiếp theo nhé.
Là một bộ phận vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự bền vững của kết cấu mái nhà. Bạn hãy hình dung rằng, khi xây một ngôi nhà chắc chắn phải cần hệ móng đảm bảo thì khi lợp mái bạn phải cần hệ này để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng mái.
Ngoài việc được cấu tạo bằng tre nứa, gỗ thì hiện nay chúng đã được nâng cấp lên thành các vật liệu hợp kim thép, thép mạ nhôm kẽm được cán nguội với những gân cường lực. Điều này giúp cho các thanh xà gồ vừa nhẹ lại vững chắc hơn nhiều.
Nó là cấu trúc ngang của mái nhà. Được chống đỡ bởi những bức tường phía dưới. Sau khi được lắp ngang mái nhà sẽ có công dụng như một giá đỡ toàn bộ phần mái phủ lên ngôi nhà hay toàn bộ phần tầng mái.
Dựa vào công dụng ta có loại đỡ phần mái gọi là xà gồ mái, thường để liên kết tường bao quanh.
Xà gồ thép là loại được làm từ nguyên liệu thép cán nóng, cán nguội và thép đã mạ kẽm nhúng nóng. Với nhiều quy cách khác nhau, có thể gia công đột lỗ theo yêu cầu của khách hàng.
2. PHÂN LOẠI XÀ GỒ
Hiện nay thường sử dụng các loại được làm bằng thép mạ hợp kim nhôm kẽm. Được phân thành các loại như thép C, U, I, Z. Việc sử dụng các loại này sẽ phụ thuộc vào từng loại công trình để lựa chọn cho phù hợp. Trong đó sử dụng phổ biến nhất là xà gồ C và Z.
2.1 Tại sao Xà gồ C và Z lại thường được dùng nhiều nhất?
Thông thường ta hay gặp xà gồ thép C và thép Z bởi đặc tính dễ gia công chế tạo, khả năng chịu lực tốt và dễ dàng vận chuyển tháo lắp. Chúng thường được mạ kẽm để chống lại sự ăn mòn của môi trường.
Chính vì thế nên loại C và Z được sử dụng nhiều nhất
2.2 XÀ GỒ THÉP CHỮ C
-
Xà gồ có mặt cắt dạng hình chữ C. Với đặc tính nhẹ, dễ gia công, khả năng chịu lực tốt, dễ dàng tháo lắp, vận chuyển nên thép C được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng như : nhà ở, nhà xưởng, nhà cao tầng, sân vận động, nhà ga sân bay,…
-
Loại thép chữ C thường được sử dụng cho những nhà xưởng có bước cột nhỏ hơn 6m.
Quy cách xà gồ C thường gặp:
-
C200x50x20x1,8 : Thép C có chiều cao 200mm, chiều rộng cánh 50mm và chiều dày 1,8mm
2.3 XÀ GỒ THÉP CHỮ Z
-
Là loại có mặt cắt hình chữ Z, cũng mang nhiều đặc điểm giống như loại thép C như dễ gia công, dễ vận chuyển, chịu lực tốt, ít tốn phí bảo trì, có nhiều kích thước để lựa chọn…
-
Tuy nhiên xà gồ Z có thể đột lỗ ở mỗi đầu, hay cạnh sườn theo yêu cầu của từng công trình, giúp liên kết lại bằng bulong.
-
Có khả năng nối chồng lên nhau nên khả năng chịu trọng tải lớn hơn loại thép C. Vì vậy xà gồ Z lại thường được sử dụng cho những công trình, nhà xưởng…có diện tích lớn, với bước cột lớn hơn 6m.
Quy cách xà gồ C thường gặp:
-
C200x50x20x1,8 : Thép C có chiều cao 200mm, chiều rộng cánh 50mm và chiều dày 1,8mm
Xà gồ hiện nay được sản xuất phần đa là thép với ưu điểm nhẹ nhàng, bền bỉ, không bị cong vênh vì vậy mà loại bằng thép đang dần trở thành sự lựa chọn của nhiều công trình hiện nay. Vậy công dụng chính của chúng là gì?
3. Công dụng của xà gồ
-
Xà gồ đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng, chúng là yếu tố tiên quyết tạo nên độ vững chắc của mái nhà. Cụ thể công dụng chính của chúng là được lắp đặt để nâng đỡ toàn bộ hệ mái hay là các phần mái phủ lên công trình.
-
Không chỉ vậy, Chúng còn được ứng dụng trong việc làm khung cho nhà xưởng hay là đòn thép và kèo thép cho các công trình dân dụng, nhà kho…
4. Ưu điểm của xà gồ
Là phần quan trọng đối với mái nhà, nhắc lại chúng có tác dụng chống đỡ tải trọng của tầng mái, vì thế trong thiết kế và xây dựng chúng cần thể hiện các ưu điểm để đảm bảo độ an toàn cho công trình.
- Khả năng chịu lực tốt, cho phép vượt nhịp lớn, KHÔNG BỊ CONG VẶN XOẮN
Xà gồ được sản xuất bằng thép mạ kẽm cường độ cao nên trọng lượng nhẹ hơn so với các loại thông thường. Điều đó cho phép vượt nhịp lớn mà vẫn đảm bảo độ võng cho phép không vượt quá giới hạn.
- Lắp đặt nhanh, dễ tháo lắp
Trong thi công nhà xưởng, xà gồ được gia công sẵn trong nhà máy cho nên việc lắp đặt diễn ra nhanh – gọn – lẹ, đặc biệt dễ dàng tháo lắp khi có nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng nhà xưởng,..
- Ít tốn chi phí bảo trì
Xà gồ thép mạ kẽm màu sắc sáng không phải sơn chống rỉ, khả năng chống ăn mòn cao mang lại vẻ đẹp bền vững, hiện đại cho công trình và đặc biệt ít tốn chi phí bảo trì.
- Đa dạng về kích thước
Với chiều cao tiết diện từ 80mm – 400mm và chiều dày từ 1,5 – 3,2mm nên đáp ứng được mọi yêu cầu về khẩu độ và thiết kế khác nhau trong thi công xây dựng.
- Không mục, không rỉ sét
Khác với hệ sắt hàn mạ kẽm, riêng hệ Thép C và Z có khả năng chống rỉ sét cực cao do các mối nối là các vít liên kết. Khả năng đọng nước tại các mối nối là rất thấp.
5. Những lưu ý thiết kế xà gồ
Mái nhà vừa phải cân đối, vừa phải tồn tại dài lâu theo thời gian nhằm tránh mọi tác động của thời tiết, chính vì thế phần thiết kế xà gồ vô cùng quan trọng.
Việc lựa chọn loại nào cần phải phụ thuộc vào từng loại công trình để sử dụng cho hợp lý. Khi đặt mua chúng, cần đưa ra những thông số kỹ thuật cụ thể để nhận những xà gồ phù hợp với mục đích sử dụng của công trình.
Bên cạnh những ưu điểm của xà gồ thì khi thiết kế cần chú ý độ dài của tấm lợp và tải trọng của mái phụ. Bởi đó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Khi đó cần có những tính toán cụ thể để có thể đảm bảo tải trọng phần mái.
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN
-
Để đảm bảo an toàn, Các thanh thường được cân đối tỷ số chiều dài so với độ sâu là 1/32, cùng với đó lớp ván gỗ và tấm kim loại sử dụng cho tường và mái cần có sự tương ứng về kích thước và tải trọng của chúng. Cần phải tính toán cân đối giữa tỷ trọng, độ dài, độ sâu giữa thanh mái với phần tường và mái.
-
Mái lợp được sử dụng như một màng chắn động đất, gió với hệ thống được giằng ngang bên dưới, và khoảng cách giữa các xà gồ tường và xà gồ mái thông thường là từ 4 – 6ft.
-
Thanh treo đóng vai trò truyền tải trọng lực của xà gồ cho một bộ phận hỗ trợ, đồng thười nó kiểm soát độ lệch của dầm. Thanh treo cần được trang bị cho toàn bộ chop mái nhà với dải cân bằng bởi một số vị trí tương ứng phía đối diện của các chóp mái. Để tăng độ cứng ngang thì đòn đỉnh mái được gắn chặt với nhau ở các điểm khác dọc theo chiều dài của chúng.
TRÁNH LÃNG PHÍ
-
Khi mua xà gồ thép cần căn cứ vào độ dài và khối lượng của phần mái phủ để tính toán cho phù hợp, tránh lãng phí. Thông thường nếu khối lượng của phần mái phủ nặng thì chúng ta cần số lượng chúng nhiều lên, và ngược lại nếu khối lượng mái phủ nhẹ hơn, ta sẽ cần số lượng ít hơn
-
Khi sử dụng, cần phải chú ý đến vị trí đặt thanh treo cho phù hợp, giúp kiểm soát độ lệch và tăng thêm độ cứng của chúng.
6. CÁC THÔNG SỐ CỦA XÀ GỒ
Cường độ
-
Tùy vào yêu cầu cấu tạo và yêu cầu chịu lực mà chúng ta sử dụng các loại xà gồ khác nhau.
-
Trên thị trường thông thường sử dụng loại có cường độ G350, một số trường hợp sử dụng thép cường độ cao G450/Z275 và G55
-
Loại G350/Z275 chỉ Giới hạn chảy là ( Yield point ) YP>3500 kg/cm2 và Độ dày lớp mạ Zn coating đạt 275g/ m2
Khoảng cách của xà gồ Mái ngói
-
Xà gồ mái có tác dụng đỡ hệ mái ngói phía trên, vì thế khoảng cách của chúng cần đảm bảo 2 điều kiện
-
Mái ngói là ổn định và cứng cáp trong cả trường hợp có người đi lại trên mái
-
Hệ xà gồ không đảm bảo khả năng chịu lực và độ võng cho phép theo tiêu chuẩn
-
Tùy vào tải trọng và quy cách của mái, Tải trọng trần treo và nhịp của chúng, kỹ sư thiết kế sẽ tính toán và chọn khoảng cách sao cho tiết kiệm mà vẫn đảm bảo.
-
Thông thường khoảng cách = 1,0m đến 1,4m
7. Ứng dụng cho nhà thép tiền chế
Trong cấu tạo nhà xưởng thép tiền chế, để hệ thống cứng và ổn định, người ta thường giằng các thanh lại với nhau bởi các thanh thép tròn hoặc thép V gọi là giằng. Với bước cột của nhà xưởng lớn, có thể từ 9m – 12m, hệ thống còn được chống bởi các thanh chống bằng thép V gọi là thanh chống để tăng khả năng chịu lực.
Xà gồ ngoài trường hợp chịu tải trọng mái tôn và hoạt tải người đi lại trên mái, trong một số trường hợp còn phải tính toán để chịu tải trọng treo của trần giả hay hệ thống kỹ thuật điện, ống gió.
LỜI KẾT:
Hệ xà gồ là vô cùng quan trọng cho mái nhà của bạn. Mái nhà có chắc chắn hay không chính là nhờ nó, vì vậy trước khi sử dụng và thuê đơn vị thi công nó. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ năng lực chuyên môn của đơn vị đó để tránh thiệt hại cho ngôi nhà của mình.
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu sơ bộ về hệ xà gồ và một số thông tin về đơn vị sản xuất, thiết kế và thi công.